Nguồn gốc và công dụng tỏi Lý Sơn (Ly Son Garlic)
- 08/09/2021
- 3856
Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường... Hoặc tỏi được trộn đều với các món rau xào (nhất là rau muống xào...) khiến món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt.
Củ tỏi có chứa hàm lượng các chất đạm, lân, đường bột và nhiều loại vitamin có tác dụng bổ dưỡng cơ thể như một loại thuốc bổ. Nó còn dùng phòng trị các bệnh thương hàn, tả lỵ, hen suyễn, vàng da, khó tiêu hóa. Để phòng chữa bệnh cảm cúm dùng nước tỏi nhỏ mũi hoặc ăn sống.
Tỏi ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, dùng chữa các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Tỏi có tác dụng điều hòa hàm lượng glucose trong máu nên được dùng chữa bệnh béo phì, cao huyết áp. Nó còn có tác dụng giải độc, cản trở sự đầu độc của chất nicotin và các chất ô nhiễm khác. Nói chung, công dụng của tỏi rất phong phú, đa dạng, là loại cây rất gần gũi, cần thiết trong đời sống con người.
Tại Việt Nam có nhiều vùng đất trồng tỏi nổi tiếng (Lý sơn, Phan Rang, Bắc Giang, Sơn La), trong đó Lý Sơn từ lâu đã được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”.
Tỏi bắt đầu trồng trên đất đảo vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Những người dân đầu tiên trồng Tỏi trên đảo là ông Võ Xuân Thơ ở làng An Vĩnh, ông Nguyễn Diện ở làng An Hải. Những củ Tỏi đầu tiên chỉ phục vụ cho cư dân trên đảo và người ta theo mùi hương đặc biệt của nó mà gọi là tỏi hương.
Người đầu tiên quyết định kinh doanh với cây Tỏi là ông Phạm Đình Chi. Ông bắt đầu với một nguồn vốn khiêm tốn là 15kg (1.500 củ) tỏi, trồng được trên một miếng đất nhỏ do bà mẹ vợ tặng cho đôi vợ chồng trẻ.
Người đầu tiên quảng bá cho tỏi Lý Sơn chính là nhà văn Nguyễn Thành Long. Ông nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên, Quảng Nam, tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau 1954, Nguyễn Thành Long tập kết ra Bắc, mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.
Ngay sau ngày giải phóng, Nguyễn Thành Long đã đã xuống thuyền ra đảo Lý Sơn, lăn lộn, tìm hiểu thực tế của người dân đất đảo và sáng tác truyện vừa “Lý Sơn mùa tỏi” (Nhà xuất bản hội nhà văn, 1981). Đây cũng là tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết về Lý Sơn.
Lý Sơn là hòn đảo được hình thành do quá trình hoạt động của núi lửa và sự bồi đắp của cát biển, đá san hô biển tạo nên,. Sự đặc biệt về thổ nhưỡng cộng với kinh nghiệm của người nông dân đã làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị riêng, đặc biệt là loại “tỏi cô đơn”. Tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi một (gọi theo địa phường), có nơi gọi là tỏi mồ côi. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển loại tỏi này không giống như các loại tỏi thường (một củ có rất nhiều tép) mà mỗi củ tỏi này chỉ có duy nhất một tép. Tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường. Ngoài việc dùng để ăn, tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bệnh như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm, đau lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…
Từ năm 2005, Nhật Bản đã phát minh ra công nghệ lên men tỏi tươi thành tỏi đen có tác dụng như vị thuốc đặc trị chống oxy hóa, chống lão hóa, phòng chống bệnh ung thư, các bệnh nan y…
Dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Nghiên cứu cũng chỉ ra, tỏi đen giàu SAC, làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết. Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng điều hòa đường huyết.
Hiện nay trên thế giới, tỏi đen đã được sử dụng khá phổ biến không chỉ làm thức ăn mà còn làm thuốc chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư.
Các nhà khoa học của Học viện Quân y đã ứng dụng thành công quy trình lên men của tỏi tươi thành tỏi đen, cũng như thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tỏi đen.
Tiến sỹ Vũ Bình Dương, Chủ nhiệm đề tài ''Nghiên cứu lên men tạo tỏi đen từ tỏi Lý Sơn và đánh giá tác dụng sinh học của sản phẩm tạo ra'' cho biết ở Việt Nam, có nhiều loài tỏi quý. Trong đó, tỏi Lý Sơn có những giá trị đặc biệt so với các loại tỏi khác. Tuy nhiên, tỏi Lý Sơn mới chỉ được sử dụng ở dạng tươi.
Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu của Học viện Quân y đã nghiên cứu lên men tạo tỏi đen từ tỏi Lý Sơn. Sau khi tỏi tươi được lên men trong quy trình từ 40-60 ngày, những tép tỏi tươi màu trắng sẽ chuyển thành màu đen, có vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi tươi. Ngoài ra, các nhóm hợp chất có trong tỏi tăng đáng kể sau khi lên men. Trong đó, hàm lượng đường tăng khoảng 13 lần, fructose tăng 52 lần, đặc biệt là SAC (sallyllcystein) - chất đã được chứng minh có tác dụng mạnh của tỏi đen - tăng 6 lần so với tỏi tươi.
Năm 2009, tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Thông tin và Truyền thông) công nhận là thương hiệu Quốc gia. Từ đó đến nay, tỏi Lý Sơn đã được biết đến trong cả nước, và bước đầu tìm cách thâm nhập thị trường nước ngoài.
Siêu đặc sản hay được ví như thần dược Tỏi cô đơn Lý Sơn
Theo Lê Hồng Khánh/Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi
Tin tức liên quan
- 26/08/2021
- 15532
Không đơn thuần là loại gia vị gần gũi trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, tỏi còn là loại thuốc tốt trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay tỏi Trung Quốc bán tràn lan trên thị trường, thậm chí trộn lẫn với tỏi ta để bán kiếm lời khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng. www.toilyson.com.vn
Xem thêm »- 15/05/2021
- 2307
Tìm hiểu xem rượu tỏi Lý Sơn cho tác dụng gì để có biện pháp sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ có câu trả lời cho bạn!
Xem thêm »- 04/08/2021
- 2977
Chẳng hề tốn kém một chút nào, bạn sẽ tiếc hùi hụi vì bây giờ mới biết công thức trị sẹo siêu hiệu quả với hành tím đấy nhé!
Xem thêm »- 26/08/2021
- 4115
Không chỉ là gia vị trong mỗi bữa ăn, tỏi Lý Sơn còn mệnh danh “thần dược” hỗ trợ trị nhiều bệnh, từ cảm cúm đến viêm xoang… Tuy nhiên, nhiều người vẫn mua phải tỏi Trung Quốc chứ không phải Lý Sơn của Việt Nam.
Xem thêm »