Cách ngâm rượu tỏi cô đơn Lý Sơn uống mỗi ngày đảm bảo sức khỏe tốt hơn và ngâm đúng cách để tăng công dụng chữa bệnh
Cách ngâm rượu tỏi cô đơn Lý Sơn uống mỗi ngày đảm bảo sức khỏe tốt hơn và ngâm đúng cách để tăng công dụng chữa bệnh
Cách ngâm rượu tỏi cô đơn Lý Sơn như thế nào? Cách làm rượu tỏi cô đơn ra thế sao? Tác dụng của rượu tỏi cô đơn Lý Sơn như 1 điều kỳ diệu với sức khỏe như nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay ngay nhé!
Rượu tỏi là một trong những loại rượu ngâm dùng nhiều từ xưa đến nay với mục đích chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh như cảm sốt, giải độc cơ thể, giảm đau dạ dày,... Chính vì các lợi ích này mà ngày nay người ta càng sử dụng sản phẩm này hơn. Hôm nay, chúng ta sẽ thử học cách ngâm rượu tỏi cô đơn Lý Sơn để bảo vệ sức khỏe cả nhà nhé.
Sở dĩ có tên là tỏi Lý Sơn vì nó là sản phẩm đặc trưng của vùng đất Lý Sơn. Loại tỏi này khác với tỏi khác ở chỗ là tép nhỏ hơn và mùi cũng thơm hơn. Đồng thời các thành phần dưỡng chất trong tỏi cũng cao hơn so với bình thường. Chính vì vậy, ngoài dùng tỏi thông dụng thì bạn còn sự lựa chọn khác đó là tỏi cô đơn Lý Sơn.
1. NGUYÊN LIỆU LÀM LÀM TỎI NGÂM RƯỢU
- Tỏi Lý Sơn.
- Rượu nếp 40 độ.
- Bình thủy tinh.
***Khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng, nếu không chọn đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến công dụng của tỏi ngâm rượu.
500g tỏi, nên chọn tỏi tươi, tỏi cô đơn Lý Sơn, bóc sạch vỏ ngoài, rửa sạch và để ráo nước.
Khoảng 1.000ml rượu trắng (nếu lượng tỏi tăng thêm thì rượu cũng phải tăng thêm, tỉ lệ 1g tỏi tương ứng với 2ml rượu). Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 40-45 độ là tốt nhất.
Một lọ thủy tinh sạch có nắp, hoặc chai thủy tinh, chum sành.
3. CÁCH NGÂM RƯỢU TỎI CÔ ĐƠN LÝ SƠN
Nếu có điều kiện thì bạn nên chọn mua tỏi cô đơn Lý Sơn vì nó tốt hơn rất nhiều so với tỏi thông thường. Đồng thời khi ngâm rượu thì các dưỡng chất trong nó cũng sẽ được hòa tan dễ dàng hơn. Nên chọn tỏi khô, không bị giập nát và hư hỏng để chất lượng sản phẩm tạo ra tốt nhất.
Tỏi Lý Sơn 1 tép bạn hãy lột sạch vỏ sau đó đem rửa sạch và để ráo.
Sau đó hãy cho toàn bộ số tỏi đã chuẩn bị vào trong bình thủy tinh. Tiếp theo chỉ cần đổ rượu nếp vào cho ngập tỏi và đậy kín là được.
Sau cùng, bạn cần bảo quản bình rượu ở nơi thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời. Đồng thời lâu lâu hãy lắc bình để các dưỡng chất được hòa tan nhanh chóng hơn. Sau 2 tuần lấy rượu ra dùng, liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ uống từ 1 – 2 ly rượu. Nếu điều trị huyết áp, sau khi sử dụng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống liều duy trì.
Tỏi cô đơn (tỏi 1 nhánh) có đặc điểm đặc biệt đó là chỉ có một tép tỏi duy nhất nên toàn bộ chất dinh dưỡng đều tập trung vào một tép tỏi cô đơn có giá trị chữa bệnh cao hơn tỏi trắng thông thường nhiều lần. Tỏi cô đơn Lý Sơn sinh trưởng trong môi trường đặc biệt khác với tỏi bình thường. Chỉ vùng đất cát vôi và san hô biển Lý Sơn mới có loại tỏi đặc biệt này.
***Hiện nay có 2 cách chế biến là ngâm nguyên củ và cách 2 là cắt củ tỏi thành từng lát hoặc đập dập, cách nào ngâm cũng được. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cả 2 cách:
Cách 1: Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ
Cách này thường ít sử dụng hơn vì ngâm tỏi cả củ thời gian ngâm sẽ lâu hơn. Chỉ dành cho những người muốn ngâm lâu:
Bước 1: Mang tỏi đem đi phơi ở chỗ khô ráo, có ánh nắng,
Bước 2: Rửa qua tỏi đã bóc vỏ với nước rượu, chú ý sử dụng loại rượu nào để ngâm thì rửa bằng loại rượu đó.
Bước 3: Đem đi sao tỏi với lửa, tức là các bạn cho tỏi lên chảo nóng sao khoảng 4-5 phút rồi bỏ tỏi ra. Chú ý đảo tỏi đều tay để tránh tỏi bị cháy.
Bước 4: Cho tỏi vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn và đổ rượu vào.
Bước 5: Đậy nắp bình thật chặt, để khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng được.
Đối với cách ngâm rượu tỏi đúng cách này, thành quả rượu sẽ có màu hơi xanh một chút.
Cách 2: Cách ngâm rượu tỏi bằng tỏi đã giã nhuyễn hoặc thái nhỏ
Cách này thường được sử dụng nhiều hơn vì tỏi đã được thái nhỏ ra dễ dàng ngấm hơn nên thời gian ngâm nhanh hơn so với cách 1:
Bước 1: Cũng đem tỏi đi phơi ở chỗ khô ráo có ánh nắng, phơi khoảng 5 nắng sau đó lấy tỏi vào và bóc sạch vỏ.
Bước 2: Rửa qua tỏi bằng rượu như trên.
Bước 3: Thái tỏi thành từng lát mỏng có độ dày từ 0,5-1cm hoặc đem tỏi giã nhuyễn.
Bước 4: Đem tỏi đi sao với lửa, đảo đều khoảng từ 3-4 phút, tránh để tỏi bị cháy.
Bước 5: Cho tỏi đã cắt lát hoặc giã nhuyễn vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn rồi từ từ đổ rượu vào cho đến khi hết.
Bước 6: Đậy nắp thật kín, ngâm rượu khoảng hơn 1 tháng là có thể sử dụng được.
Sau 2 ngày, màu rượu sẽ hơi vàng, sau 2 tuần màu rượu sẽ ngả sang màu vàng nghệ (lưu ý: cách mỗi ngày nên lắc bình rượu một lần).
Theo nhiều ý kiến cho biết thì: sử dụng cách 2 sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn cách 1. Do tỏi đã được cắt nhỏ hoặc dập nát thì hoạt tính càng cao, dễ dàng ngấm hơn và mang lại hiệu quả tốt.
4. RƯỢU TỎI ĐÃ NGÂM THÌ CÁCH SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Uống từ 1-2 ly rượu tỏi (chén rượu thủy tinh), sau bữa ăn, ngày uống 1-2 lần.
Dùng tỏi trị bệnh thấp khớp bao lâu thì có tác dụng?
Với căn bệnh thấp khớp, nhiều người đã sử dụng và có tác dụng trị bệnh trong vòng 20 – 30 ngày. Bệnh sẽ khỏi hẳn trong thời gian uống từ 1 – 2 năm, đồng thời uống duy trì suốt đời sẽ khiến căn bệnh không còn tái phát. Lý do tỏi ngâm rượu chữa được bệnh liên quan xương khớp là do hoạt chất Phitoncid trong tỏi đen có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau kết hợp với tính sát khuẩn, vô trùng của rượu sẽ giúp các khớp không bị sưng phồng, không còn đau nhức. Bên cạnh đó, cholesterol có lợi được tăng cường lưu thông máu đến các cơ xương khớp điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn khiến bệnh thấp khớp của bạn sẽ dần tiêu tan.
Việc sử dụng rượu tỏi thường xuyên cũng là một phương pháp tốt với sức khỏe của bạn. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh thấp khớp nó còn có khả năng điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, các bệnh về đường hô hấp, hay bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và tiểu đường.
Đây được coi là loại thuốc Đông Y khá rẻ tiền, dễ làm, dễ sử dụng.
Tuy tác dụng có nhanh chóng và khiến bệnh chuyển biến tốt nhưng bạn cần duy trì sử dụng trong một thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian sử dụng tỏi ngâm rượu có thể là vài tháng hay vài năm, tùy thuộc tình trạng bệnh và chỉ định sử dụng của bác sĩ.
Không nên lạm dụng rượu tỏi như những loại rượu khác, chỉ nên sử dụng ở liều lượng thích hợp để có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh.
Không chỉ có tác dụng với bệnh thấp khớp, rượu tỏi cũng có tác dụng khá tốt trong việc phòng tránh và ức chế các tế bào ung thư.
- Những người không nên sử dụng rượu tỏi:
Những người khi chuẩn bị phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật không nên sử dụng rượu tỏi, vì chúng có ảnh hưởng đến một loại thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến ở trong phẫu thuật, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Khi bị dị ứng rượu tỏi, bạn có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên khắp người, nếu phát hiện những triệu chứng này sau khi sử dụng rượu tỏi, bạn nên ngừng không nên tiếp tục dùng rượu tỏi chữa bệnh.
Cách ngâm rượu tỏi cô đơn tuy đơn giản nhưng khi sử dụng bạn cần chú ý một số điều sau:
Không nên uống rượu tỏi nếu đang mắc bệnh về máu vì tỏi thể làm loãng máu.
Cũng không nên lạm dụng tỏi khi đang dùng các thuốc trị bệnh tiểu đường, các loại thuốc uống làm hạ đường huyết, hoặc đang mắc bệnh về đường tiêu hóa hay chuẩn bị phẫu thuật vì tỏi có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu.
Ngoài ra, nếu sử dụng tỏi đen để ngâm rượu tỏi thì công hiệu sẽ gấp nhiều lần so với rượu tỏi thông thường.
6. TÁC DỤNG CỦA RƯỢU TỎI NHƯ 1 ĐIỀU KỲ DIỆU VỚI SỨC KHỎE.
Theo các nhà nghiên cứu phân tích cho thấy tỏi ngâm với rượu có thể chữa được 4 nhóm bệnh sau:
- Các bệnh xương khớp: viêm đau khớp, vôi hóa ở các khớp, mỏi xương khớp… các triệu chứng sẽ giảm dần sau thời gian sử dụng rượu ngâm tỏi.
- Các bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản… nhất là khi giao mùa khi sử dụng rượu ngâm cùng tỏi sẽ phòng tránh và chữa trị rất hiệu quả.
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vỡ động mạch… sau thời gian điều trị thấy hiệu quả rất rõ ràng, khi tình trạng bệnh giảm bạn cũng nên điều chỉnh liều lượng phù hợp để duy trì sức khỏe tim mạch.
- Bệnh đường tiêu hóa: khó tiêu, viêm dạ dày, viêm tá tràng… khi sử dụng với liều lượng hợp lý các bệnh này sẽ được cải thiện rất hiệu quả.
Theo các dược sĩ khuyến cáo khi sử dụng rượu ngâm tỏi phải đảm bảo chế độ ăn thích hợp như nhiều chất xơ, ít chất béo… tỏi có thể gây dị ứng với một số người nên trước khi sử dụng rượu tỏi bạn nên thử mình có bị dị ứng hay không.
Với công dụng tốt cho sức khỏe nhất là những ai đang mắc phải các chứng bệnh về tim mạch, tiêu hóa, xương khớp… thì tốt nhất bạn nên ngâm rượu tỏi để sẵn trong nhà dùng từ từ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.
7. SỬ DỤNG RƯỢU TỎI NGÂM HỢP LÝ.
Với cách ngâm rượu tỏi cô đơn như đã nêu trên, bạn hãy sử dụng đều đặn mỗi ngày để đem lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần uống từ 1 – 2 ly rượu ngâm nhỏ là được. Đối với những người không quen uống rượu thì nên pha loãng với nước ấm để dễ uống hơn nhé. Ngoài ra, bạn có thể lấy tép tỏi để ngậm, làm vậy sẽ giảm cảm lạnh và đau họng nhanh chóng hơn.
Bạn không nên lạm dụng rượu tỏi mà chỉ nên dùng ở liều lượng nhất định để cho kết quả chăm sóc sức khỏe và điều trị như ý.
Điều quan trọng nữa đó là đối với những người đang mắc bệnh về máu thì không nên uống rượu tỏi vì nó có thể gây loãng máu.
Trên đây là cách làm rượu tỏi Lý Sơn đơn giản tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Hãy sử dụng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và giúp bạn chăm sóc gia đình thân yêu dễ dàng.
Cùng với công thức uống rượu tỏi đều đặn, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi, làm việc cũng như ăn uống hợp lý để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn và việc dùng rượu tỏi ngâm cũng phát huy công dụng tốt nhất. Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo CTD t/h
Danh sách tin tức
DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Không có sản phẩm thuộc chủ đề này.
TIN TỨC HOT

Tổng hợp 60 tác dụng của tỏi tươi, tỏi đen và tỏi cô đơn Lý Sơn

Cách ngâm rượu tỏi cô đơn Lý Sơn uống mỗi ngày đảm bảo sức khỏe tốt hơn và ngâm đúng cách để tăng công dụng chữa bệnh

11 tác dụng thần kỳ của Tỏi Lý Sơn

Công dụng bất ngờ của "thần dược" tỏi ngâm mật ong, mỗi nhà nhất định phải có
